Lễ cúng bốc mộ là một nghi thức quan trọng trong các nghi lễ liên quan đến nghi thức cải táng người đã khuất. Lễ cúng bốc mộ cần được thực hiện chỉnh chu và bài bản để đảm bảo vong linh được an nghỉ và gia đình vong linh có được cuộc sống an lành. Dưới đây, Phật Tử 247 sẽ cung cấp đến bạn những nghi thức, việc cần chuẩn bị và văn khấn về nghi thức lễ cúng bốc mộ.

Lễ Cúng Bốc Mộ Là Gì?

Lễ Cúng Bốc Mộ
Lễ Cúng Bốc Mộ

Lễ cúng bốc mộ gọi là lễ cái táng, cải mả,.. là việc đào quan tài lên, hốt xương cốt của người đã khuất vào một quan tài nhỏ hơn (tiểu quách) rồi chôn xuống, xây cho người đã khuất một “ngôi nhà mới” vững chãi và đẹp hơn.

Trên thực tế, việc bốc mộ thường được tiến hành thực hiện khi các thành viên trong gia đình có nguyện vọng di dời mộ ông bà tổ tiên sang một vị trí mới. Do đó đây là lễ cúng mang ý nghĩa tâm linh quan trọng, do vậy, gia chủ cần đặc biệt chú ý nghi lễ cúng chuyển mộ.

Những thủ tục trong nghi thức sang cát bốc mộ như lễ bốc mộ, văn khấn lễ nhập mộ cần được thực hiện chỉnh chu, đúng ngày giờ và thể hiện được sự thành tâm của gia chủ.

Nghi Thức Lễ Cúng Bốc Mộ

Lễ Cúng Bốc Mộ
Lễ Cúng Bốc Mộ

Sắm Lễ Chuyển Mộ

  • Mộ mới
  • Quan, quách
  • 1 vuông vải điều
  • 20 tờ trang kim
  • 50 lít nước Vang (ngũ vị)
  • 50 lít nước sạch
  • 2 lít rượu
  • 10 khăn mặt mới
  • 2 bàn chải to
  • 1 bàn chải đánh răng
  • 3 chậu to mới
  • 50 kg củi
  • Bạt che gió, mưa, ánh sáng.

Gia chủ trước khi tiến hành thực hiện lễ bốc mộ, sang cát, cần phải thực hiện làm lễ cúng gia tiên để thưa trình tổ tiên và một buổi lễ tại nơi tiến hành việc bốc mộ hài cốt, ở nhiều nơi còn tiến hành lễ trình báo Quan Thần Linh sở tại. Một buổi lễ cúng Quan Thần Linh thông thường cần chuẩn bị các lễ vật như sau một bộ đồ Quan Thần Linh (Áo, mũ, ủng) ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ, giấy tiền vàng bạc, trầu cau, rượu, thuốc, đèn nến, gạo muối.

Xem thêm:  Cách Xem Con Trời Con Phật Theo Người Nhật Chuẩn Nhất

NGoài ra có thể làm thêm lễ cúng Thên Tam Sên (trừng vịt luộc + Thịt lơn luộc và một vóc tôm khô bóc vỏ), xôi, gà trống luộc nguyên con…

Thời Gian Thực Hiện

Phụ thuộc và hoàn cảnh, tình hình gia đình để lựa thời điểm tiến hành lễ. Thông thường thời gian thích hợp nhất theo dân gian xưa là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Thời điểm đầu năm cũng như sau Đông Chí thường không ai chọn để cải táng, quy tập mộ: “Chọn lựa thời điểm để cải táng là một việc vô cùng quan trọng. Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, người mất sau 3 năm thì cải táng, cũng là lúc con cháu mãn tang, tức là hoàn toàn hết để tang vong linh. Vì thế, việc cải táng thường được tiến hành sau 3 năm chôn hung táng.

Tuy nhiên, sự thay đổi của địa lý, môi trường, khí hậu và các chất hóa học có trong đất dùng trong nông nghiệp sản xuất. Nhiều trường hợp xác người chết chưa phân huỷ diễn ra khá phổ biến, do đó, nhiều gia đình thường chọn thời gian để cải táng thường từ 4 đến 5 năm để tránh hiện tượng trên.

Năm để tiến hành cải táng cần phải căn cứ theo độ tuổi của vong, tránh chọn vào những năm xung sát. Bên cạnh đó còn phải xem lá số tử vi để dựa theo theo tuổi của trưởng nam trong nhà, vì khi vong đã mất thì mọi sự may rủi đều gánh trên vai của người trưởng nam. Năm để tiến hành bốc mộ cũng phải được phù hợp với tuổi của người trưởng nam.

Lựa Chọn Huyệt Mộ

Huyệt cát mới phải là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố tốt theo Phong thuỷ của một ngôi mộ. Cần xem xét hướng của ngôi mộ sao cho tốt nhất và hợp với vong nhất để linh hồn người chết có thể yên nghỉ nơi suối vàng và gia chủ cũng phông phạm phải tội kỵ mà gặp nhiều họa ảnh hưởng đến gia môn,

Xem thêm:  Cách Tính Tuần Đầu Người Mất Chi Tiết Cho Gia Chủ

Người Chủ Trì, Bốc Mộ

Người chủ trì (vợ, con, cháu…) buổi lễ phải căn cứ tuổi mình để xem ngày tốt xấu, xem giờ tốt cho việc cải táng là ngày tháng năm nào. Ngày đó phải là ngày tốt cho sang cát, không được xung với tuổi người chủ trì cũng không xung với tuổi người được sang cát.

Việc đào mộ lên để lấy hài cốt vệ sinh rồi xếp vào tiểu không phải ai cũng làm được. Do vậy phải thuê người làm quen việc đó để tránh những sai phạm trong quá trình bốc mộ.

Xây Đắp Mộ

Tiến hành xây, đắp mộ chìm, mộ nổi hay mộ công quan theo lối cổ.

Lễ Tạ Mộ: Dâng Lễ Thắp Hương Lễ Tạ Quan Thần Linh, Hàn Long Mạch, Cầu Siêu.

Buổi lễ cần phải mời người biết cúng hoặc tự mình cúng (nhưng phải có bài văn khấn trong tay để đọc hay học thuộc để đọc và nhớ là đọc thầm thôi). Văn khấn gồm có các bài: văn khấn xin phép thổ thần khi thắp hương ở nghĩa trang, bài khấn khi động thổ đào mả lên, khấn khi mang đến nghĩa trang mới xin phép thổ thần nơi đến, khấn cúng người dưới mộ.

Văn Khấn Lễ Đãi Cát/ Bài Khấn Bốc Mộ

Lễ Cúng Bốc Mộ
Lễ Cúng Bốc Mộ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày…. tháng …. năm ……., tại tỉnh……huyện……xã……thôn……..

Hiển khảo (hoặc tỷ)………………………………………mộ tiền

Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ)xưa, vắng xa trần thế.

Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.

Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để;

Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương.

Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.

Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.

Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.

Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Xin lưu ý: Theo phong tục trước và sau khi dời mộ phải khấn trình với Long mạch, Sơn thần và Thổ thần nơi cũ và nơi mới. Sau đây là văn khấn Long Mạch, Sơn thần và Thổ thần.

Xem thêm:  Ý Nghĩa Sa Bà Tam Thánh Và Cách Thờ Cúng Đúng Chuẩn

Văn Khấn Long Mạch, Sơn Thần Và Thổ Thần Dịp Bốc Mộ, Cài Táng, Sang Cát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày……tháng…..năm……

Tín chủ (chúng) con là:……………………..

Ngụ tại………………………………………………

Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của…………… mộ phần tại………

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắn sửa hương hoa lễ vật dâng lên án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho tòan gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Chuyển Linh Vị  Sang Bàn Thờ Chính

Tại nhà gia chỉ thì tiến hành chuyển linh vị (hay ảnh thờ) lên bàn thờ gia tiên. Còn tại nhà thờ họ thì đưa linh vị, ảnh hoặc ghi tên (tuỳ theo cách thức của từng vùng, miền) lên bàn thờ họ (hoặc chi).

Lời Kết

Trên đây là những thông tin về lễ cúng bốc mộ cần được tiến hành thực hiện. Buổi lễ này cần được thực hiện long trọng và cần được cẩn trọng trong việc chuẩn bị và tiến hành để tránh những sai phạm ảnh hưởng đến sự an nghỉ của vong linh và cuộc sống của gia chủ. Hy vọng, qua bài viết trên bạn đã có thêm những thông tin hữu ích cho bản thân về các nghi thức tâm linh và thực hiện chuẩn chỉnh.