Trong đạo Phật, ngoài việc đọc kinh Phật, ăn chay, chép kinh Phật là một trong những phương pháp thực hành Phật pháp hiệu quả. Chép kinh phật không đòi hỏi người thực hiện quá nhiều quy định và điều kiện nhưng hành động này giúp con ngươi rèn luyện tâm tính và tiếp thu được nhiều lời hay ý đẹp của Phật pháp. Trong bài viết sau đây, Phật Tử 247 sẽ cung cấp cho bạn những thông tin và lưu ý trong cách chép kinh cho người mới bắt đầu.

Chép Kinh Phật Là Gì?

Chép Kinh Phật là quá trình viết lại những lời dạy của Đức Phật Thích Ca được ghi chép trong kinh điển vào tập vở trắng. Nhờ việc chép kinh, Phật tử có cơ hội hiểu sâu hơn những lời Thế Tôn đã dạy, từ đó sống và thực hành theo những lời dạy cao quý ấy.

Chép kinh có ý nghĩa tương tự như tụng kinh. Tuy nhiên, khi tụng kinh, do thời gian đọc nhanh, chúng ta có thể lướt qua nhiều ý pháp mà chưa kịp thấu rõ. Ngược lại, khi chép kinh, Phật tử có thời gian nghiền ngẫm sâu sắc từng lời kinh.

Lễ bái, thuyết giảng, thọ trì, đọc tụng, và biên chép kinh Phật đều là những phương pháp hành trì quý báu, mang lại nhiều lợi ích lớn lao cho con người. Ngày nay, kinh điển Phật giáo đã được dịch ra tiếng Việt, rất dễ dàng cho Phật tử biên chép.

Tóm lại, chép kinh cũng là một cách tu học. Vì vậy, Phật tử không cần quá lo lắng, nhưng cũng phải hết sức cẩn thận. Tìm hiểu kỹ lưỡng về việc chép kinh cho người mới bắt đầu là điều rất cần thiết.

Lợi Ích Khi Chép Kinh

Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu
Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu

Chép kinh là một trong những phương pháp tu tập phổ biến xưa và nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ tác dụng của việc chép kinh. Đặt biệt là trong thời đại khoa học công nghệ như ngày nay, việc chép kinh kiến nhiều người thắc mắc mục đích của việc này là gì?

Xem thêm:  Những Việc Kiêng Kỵ Trong Thời Gian Để Tang CẦN BIẾT RÕ!

Thời xưa, thực hành chép kinh chủ yếu mang mục đích là lưu giữ và truyền bá kinh điển Phật giáo. Ngày nay, các Phật tử thực hành chép kinh Phật với ý nghĩa học tập giáo pháp của Đức Thế Tôn, rèn luyện tâm tính, từ đây đưa vào ứng dụng trong cuộc sống. Đó là ý nghĩa của việc chép kinh.

Bên cạnh đó, khi thực hành chép kinh là lúcnhững muộn phiền của đời sống được buông bỏ, toàn tâm toàn ý học tập và dõi theo từng lời dạy của Phật. Những phiền muộn, âu lo, bất an… của đời sống thế tục sẽ được gác lại, để chúng ta có dịp hòa mình vào dòng chảy kiến thức Phật pháp.

Đây là những giá trị quý bấu của việc chép kinh cho người mới bắt đầu cần tìm hiểu và nắm bắt. Khi đã thấm nhuần những điều này, Phật tử sẽ nhận thấy việc chép kinh là một cơ hội giúp mỗi người nuôi dưỡng tâm hồn từ những lời dạy cao quý của Đức Thế Tôn để tiến tu hơn nữa.

Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu

Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu
Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu

Khi thực hành chép kinh cho người mới bắt đầu, việc lựa chọn kinh điển để tiến hành chép kinh là vấn đề cần được quan tâm. Nên lựa chọn những kinh điển gần gũi với mình. Đó có thể là những kinh điển mà mình thường xuyên trì tụng tại nhà, tại các đạo tràng, hoặc theo truyền thống của hệ phái mà mình đang tu học.

Khi thực hành chép kinh, người Phật tử cần giữ tâm thân thanh tịnh. Chúng ta đọc kỹ và viết cẩn thận từng chữ, thực hiện một cách chậm rãi để tránh sai sót. Đồng thời, chúng ta nên suy ngẫm về những lời dạy và cố gắng ghi nhớ trong khả năng có thể. Nhờ ghi nhớ, chúng ta mới dễ dàng áp dụng vào thực tế.

Giá trị nhất của việc chép kinh là sự chuyển hóa bản thân. Chép kinh giúp Phật tử có cơ hội nương theo giáo pháp để học hỏi, tu tập và hành trì. Sau khi biên chép những lời dạy cao quý, chúng ta nên thành tâm phát nguyện trừ bỏ các việc xấu, thực hiện nhiều việc lành, mang đến an lạc cho đời.

Xem thêm:  Hướng Dẫn Cách Treo Tràng Phan Bảo Cái Đúng Chuẩn

Tuy nhiên, chỉ chép kinh thôi chưa đủ. Phật tử cần giữ gìn năm giới cấm để vun bồi thiện nghiệp: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Đồng thời, chúng ta nên tích cực làm các việc lành như bố thí, cúng dường, trì giới và thiền định.

Nên Chép Kinh Phật Gì?

Nên chép kinh gì? Với những ai mới tu tập nên lựa chọn những Kinh điển thông dụng và gần gũi để phát nguyện chép Kinh. Một số Kinh điển gợi ý dành cho người mới bắt đầu như:

  • Kinh Địa Tạng: Là bộ kinh báo hiếu, phát nguyện giúp người thân đã mất, cầu con, cầu công danh sự nghiệp.
  • Kinh Sám hối: Thể hiện lòng thành tâm sám hối với những người, những việc ta làm tổn thương tới họ giúp đối mặt với những lỗi lầm, tâm tính của bản thân.
  • Kinh Dược sư Lưu ly: Bộ kinh chữa bệnh “Thân – Tâm – Ý” của chúng sinh.
  • Chú Đại Bi: Giúp giải trừ nỗi đau, giảm lo lắng đem lại bình an trong tâm hồn.

Đối với những ai mới bắt đầu thực hành chép kinh, việc chọn lựa kinh điễn nên ưu tiên những bộ kinh gàn gũi và thông dụng để phát nguyện chép kinh.

Lưu Ý Khi Chép KInh Phật

Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu
Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu

Để việc thực hiện chép Kinh thuận lợi viên mãn, người chép kinh cần phải chú ý những điều cơ bản sau đây:

  • Nên chọn Kinh điển thông dụng và gần gũi với đời sống, phù hợp với trình độ để có thể dễ dàng hiểu thấu lời Phật dạy.
  • Không gian chép kinh cần yên tĩnh, trang nghiêm. Ngoài ra, không gian cần thoáng đãng, gọn gàng và sạch sẽ.
  • Dù là chép Kinh ở nhà hay bất kỳ đâu cũng cần phải có trang phục chỉnh tề, nếu có thể nên mặc áo tràng. Không được không mặc áo sát nách, quần đùi, váy ngắn hoặc các loại trang phục thiếu tôn nghiêm.
  • Có thể thực hiện nghi lễ đơn giản, phát nguyện niệm Phật cầu gia hộ và hồi hướng công đức cho bản thân và người thân.
  • Khi chép kinh cần chuyên tâm, kỹ lưỡng tránh chép sai chữ. Nên gạt bỏ những lo toan, phiền não, hận thù một lòng hướng về Kinh sách.
  • Không nên tạo áp lực cho mình hoặc hối thúc bản thân chép nhanh chóng chỉ để lấy thành tích.
  • Cần nghiền ngẫm đọc kỹ nội dung, viết nắn nót từng chữ để thể hiện lòng tôn Kính với Pháp bảo.
  • Trong lúc thực hành chép nên đọc theo kinh để kết hợp tư duy đào sâu và thẩm thấu những ý pháp quý giá của Phật Pháp trình bày trong Kinh.
  • Sau khi chép xong kinh nên kiểm tra lại xem có sai sót gì không.
  • Lễ tạ Tam bảo rồi niệm Phật hồi hướng.
  • Lưu giữ Kinh điển nơi tôn nghiêm hoặc cúng dường vào chùa.
  • Việc chép Kinh không quy định thời gian nên chúng ta phát nguyện chép Kinh không nên không cần vội vàng. Nếu thuận duyên có thể kết hợp ăn chay trong quá trình chép Kinh.
  • Chú ý giữ giới đã thọ, đặc biệt nếu biết khuyến tu đến mọi người xung quanh cùng chép Kinh là điều đáng quý.
Xem thêm:  Cách Treo Cờ Tổ Quốc Và Cờ Phật Giáo Đúng QUY ĐỊNH

Lời Kết

Trên đây là những thông tin về cách chép kinh cho người mới bắt đầu. Nếu bạn là một người mới bắt đầu bạn nên đọc kỹ bài viết và tiến hành thực hiện để có thể tiến hành chép kinh Phật đúng pháp nhất. Việc chép kinh đem lại nhiều tác dụng cho con người không chỉ về mặt tích lỹ công đức giải trừ nghiệp tội và xua đuổi những điều xấu mà còn giúp con người ren luyện tâm tính, cần cù, kiên nhẫn, sự tập trung và bình tĩnh trong mọi vấn đề. Chúc bạn thực hành thành công và có được những phước lành tốt đẹp hướng tới cuộc sống an yên.