Trong Phật Giáo, Sa Bà Tam Thánh là những vị có một vị thế quan trọng và biểu tượng cho nhiều đức tính tốt đẹp trong Phật Giáo. Việc thờ cúng các ngài đem đến nhiều lợi ích và rèn luyện bản thân bước trên con đường đúng đắn của Phật Pháp. Trong bài viết này, hãy cùng Phật Tử 247 tìm hiểu về Sa Bà Tam Thánh, ý nghĩa và các thờ cúng chuẩn  nhất.

Ta Bà Tam Thánh Là Ai?

 Sa Bà Tam Thánh
Sa Bà Tam Thánh

Theo giáo lý Phật pháp, cõi Ta Bà là cõi mà chúng sanh đang sinh sống, nơi chứa đầy tội lỗi và khổ đau. Sa Ba Tam Thánh (có một số phiên âm thì gọi là Ta Bà Tam Thánh) là ba vị được thế gian xưng tụng là ba vị thường ở thế giới Ta Bà này đến để  độ hoá chúng sanh, bao gồm Thích Ca Mâu Ni Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Bồ Tát.

Thích Ca Mâu Ni Phật

Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ cõi Ta Bà, Ngài đã từng thị hiện trên cõi thế gian và đã đạt được giác ngộ viên mãn nên đã tự thoát khỏi quy luật sinh tử. Sau khi đắc đạo, Ngài dành 49 năm để thuyết pháp và giáo hóa cho chúng sanh, giúp nhân sinh thoát khỏi bể trầm mê mụi và thấu tỏ được chân tướng nhân sinh của vũ trụ này.

Trong kinh Phạm Võng, Phật Thích Ca thị hiện ở thế gian lần này là lần thứ 8000. Mỗi lần thị hiện, Ngài thực hiện nhiều phương tiện để truyền dẫn và giảng giải về Phật pháp, giúp chúng sanh ngộ đạo và tu hành chứng đạo.

Ngài là vị Phật có lòng nhân từ bao la rộng lớn. Thành tâm thờ cúng, hướng tâm về Phật Thích Ca Mâu Ni và chuyên tâm nguyện học theo lời Ngài dạy sẽ giúp từ bỏ tham sân si, đón nhận lấy sứ mệnh giáo dục đa nguyên văn hóa để phá mê khai ngộ. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp khởi phát tâm từ bi, hỗ trợ tiêu trừ tạp niệm và vọng tưởng. Thờ cúng Phật Thích Ca Mâu Ni còn giúp giữ tâm thanh tịnh, diệt trừ phiền não, tìm ra chân lý cuộc sống và đi đúng hướng đến con đường hạnh phúc chân thực.

Xem thêm:  Hướng Dẫn Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu

Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm Bồ Tát là vị thứ hai trong Ta Bà Tam Thánh. Quan Thế Âm còn được biết đến là Phật Bà Quan Âm hay Mẹ Quan Âm. Đồng thời, Ngài còn là một trong ba vị Thánh ở cõi Tây Phương Cực Lạc, soi đường chỉ lối cho chúng sinh sau khi rời khỏi cõi Ta Bà về với cõi Tịnh Độ. Vị Bồ Tát này nổi tiếng với hạnh nguyện từ bi và cứu khổ cứu nạn. Thành tâm trì niệm danh hiệu của Ngài thì Ngài sẽ thị hiện và ứng hóa, cứu vớt khỏi tai nạn và cuộc sống khổ đau. Theo truyền thuyết Phật giáo tại các nước Châu Á, Quán Thế Âm Bồ Tát là vị nữ hành mặc y phục màu trắng.

Quan Thế Âm là vị Bồ Tát biểu tượng cho tấm lòng từ bi và trí tuệ. Với tấm lòng yêu thương bao la, Ngài chính là chỗ dựa vững chắc cho chúng sinh cần tình yêu thương và cần được che chở, bải vệ . Thờ cúng tượng Quan Thế Âm Bồ Tát giúp chúng sanh khởi phát lòng từ bi, đoạn trừ phiền não và có được cuộc sống bình yên. Đồng thời, giúp gia chủ thoát khỏi những mối nguy hiểm rình rập bên ngoài. Thành tâm khấn niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát là một trong những cách giúp chúng sanh thoát khỏi khổ nạn. Ngài còn có thể hóa hiện thân Phật, thân quỷ dạ xoa và la sát để độ chúng sinh.

Địa Tạng Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị thánh biểu tượng cho sự hiếu đạo và được ví như thầy của chư Phật. Ngài có đại nguyện là cứu vớt chúng sanh trong Địa Ngục, khi Địa Ngục chưa trống không thề chưa thành Phật, chúng sanh chưa được độ thề không chứng Bồ Đề. Vì Đại Nguyện này mà Ngài vẫn đang còn ở Địa Ngục để cứu độ cho chúng sinh.

Trong kinh Địa Tạng Bản Nguyện, thành tâm thờ cúng Địa Tạng Vương sẽ giúp tiêu trừ tai nạn và bệnh tật, được quỷ thần hộ vệ, có trí huệ lớn để hoàn thành nguyện ước lớn. Ngoài ra, còn giúp bản thân có được hình hài đẹp ở kiếp sau, thoát khỏi thân nữ và kiếp nô lệ sau khi đầu thai. Địa Tạng Vương Bồ Tát còn là vị Phật siêu độ chúng sinh sau khi Phật Thích Ca nhập niết bàn cho đến khi Phật Di Lặc ra đời..

Xem thêm:  Nghi Thức Tụng Kinh Dược Sư Tại Nhà Cầu An

Ý Nghĩa Của Ta bà Tam Thánh

 Sa Bà Tam Thánh
Sa Bà Tam Thánh

Chư Phật Và Bồ Tát đều là những người đã giác ngộ và thấu hiểu chân lý của vũ trụ và con người. Với trí tuệ và lòng từ bi, các Ngài đã truyền dạy cho chúng sinh, mong muốn mọi người cũng đạt được giác ngộ như mình.

Thờ cúng Tam Bà Tam Thánh tại nhà là cách nhắc nhở Phật tử luôn hướng về Phật và sống theo giáo lý nhà Phật. Con người nên buông bỏ tham, sân, si, mạn và đạt được giác ngộ như Đức Phật; mở rộng lòng từ bi để giúp đỡ chúng sinh đau khổ như Phật Bà Quan Âm; và phát triển lòng hiếu thảo như Địa Tạng Vương Bồ Tát để mở rộng tâm lượng đến tận hư không.

Việc thờ cúng Tam Bà Tam Thánh ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không nên thực hiện một cách tùy tiện để tránh phạm phải các điều cấm kỵ trong Phật giáo. Tốt nhất, bạn nên hiểu rõ ý nghĩa biểu tượng của bộ tượng này trước khi thỉnh về và thờ cúng tại nhà.

Cách thờ cúng Ta Bà Tam Thánh

 Sa Bà Tam Thánh
Sa Bà Tam Thánh

Chư Phật và Bồ Tát đều mang ý nghĩa biểu pháp riêng. Phật không có hình tướng cụ thể, chúng ta nghĩ về Ngài như thế nào thì Ngài sẽ hiển hiện trong tâm trí chúng ta như thế đó. Việc thờ cúng tượng Ta Bà Tam Thánh là một cách để Phật tử thể hiện lòng tôn kính đối với công đức của Tam Bà Tam Thánh trong việc cứu độ chúng sinh và mong muốn học tập theo các Ngài để đạt được chứng đạo. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thờ cúng tượng Sa Bà Tam Thánh:

  • Nên lựa chọn tượng thờ phù hợp với không gian và điều kiện kinh tế của gia đình.
  • Tượng Phật sau khi thỉnh về cần gửi đến các ngôi chùa lớn để được khai quang và hướng dẫn cách thờ cúng tại nhà.
  • Đặt tượng thờ đúng vị trí: ở giữa là tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng Bồ Tát có thể đặt hai bên hoặc dưới tượng Phật. Vị trí đặt bàn thờ Tam Bà Tam Thánh nên ở trung tâm ngôi nhà, nơi có không gian yên tĩnh.
  • Bàn thờ phải cao hơn đầu, phía sau tượng không có cửa sổ và không bị các gian phòng khác đè lên.
  • Khi thờ Tam Bà Tam Thánh, cần đảnh lễ mỗi ngày và cung kính cúng dường. Hành động này giúp mang lại lợi ích, khiến cuộc sống trở nên an lạc và viên mãn hơn.
  • Vật phẩm cúng phù hợp gồm hoa quả tươi, trà nước, đồ ăn chay,…
  • Đồ cúng cần dùng hết hoặc đem cho, tuyệt đối không vứt bỏ nếu không bị hư hỏng.
  • Nếu nhà có thờ Thánh hoặc gia tiên, cần đặt bàn thờ Phật ở trung tâm, bàn thờ thần thánh và bài vị tổ tiên sẽ đặt hai bên bàn thờ Phật.
  • Không dùng tâm mong cầu danh lợi và phú quý để thờ cúng Tam Bà Tam Thánh, vì đây là hành động thiếu tôn kính và có thể dẫn đến nghiệp báo không đáng.
  • Không thờ quá ba tượng Phật trên bàn thờ để tránh mất cân bằng và thiếu hài hòa.
  • Không đặt bàn thờ Phật chung với bàn thờ Thánh và gia tiên.
  • Không đặt bàn thờ Tam Bà Tam Thánh đối diện phòng bếp, nhà vệ sinh và phòng ngủ.
  • Không đặt bàn thờ Phật ở nơi tiếp khách, nơi ăn uống, hội họp, nơi âm u hoặc tối tăm. Không đặt các vật phẩm không phù hợp lên bàn thờ Phật như vàng mã, bùa chú, giấy tiền, đồ ăn mặn,…
Xem thêm:  Vị Thế Của Tứ Đại Bồ Tát Trong Phật Pháp

Lời Kết

Trên đây là những kiến thức về Sa Bà Tam Thánh. Qua việc thờ cúng và học tập theo các Ngài, chúng ta không chỉ bày tỏ lòng tri ân mà còn tiếp nhận những bài học quý báu về trí tuệ, lòng từ bi và lòng hiếu thảo. Điều này không chỉ đem lại sự bình an cho tâm hồn mà còn giúp chúng ta hướng tới một cuộc sống đạo đức và ý nghĩa hơn. Trong cuộc sống hiện đại đầy bận rộn, việc duy trì và thực hành thờ cúng Tam Bà Tam Thánh càng trở nên quan trọng, là nền tảng giúp mỗi người tìm thấy sự an lạc và hạnh phúc chân thật.